Một số thống kê mới nhất về ngành Dược đáng chú ý năm 2017

Tại Việt Nam hiện nay, yêu cầu tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất và cung ứng dược phẩm đang mở ra những triển vọng to lớn cho ngành Dược cũng như cho các dược sĩ tương lai, nhất là trong khoảng 10 năm tới.

Thị trường ngành Dược

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp Dược Việt Nam ở mức đang phát triển, mức cao thứ 2 trong 4 mức độ xếp hạng sự phát triển ngành dược: Việt Nam đã có công nghiệp Dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu một số sản phẩm dược. Tuy nhiên, đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu, do đó có thể nói rằng công nghiệp Dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình thấp.

Xem thêm: Ngành Dược có phải là ngành HOT - Dự báo đến 2020

Thống kê ngành Dược

Ngành Dược Việt Nam: Thách thức nhân lực trước thời cơ phát triển

Có vai trò và vị thế không thể phủ nhận; tuy nhiên, theo số liệu từ Cục Quản lý Dược, tỉ lệ Dược sĩ của nước ta chỉ đạt khoảng 1.19/10.000 dân. Sự thiếu hụt này đặc biệt nghiêm trọng tại các bệnh viện địa phương, dẫn đến tình trạng tự ý dùng thuốc, dùng thuốc không đúng công dụng, dùng thuốc theo thói quen thường xuyên diễn ra. Nhằm khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi số lượng dược sĩ trong khoảng 10 năm tới, đạt 2.5/10.000 dân; đồng thời hơn 50% các bệnh viện phải có bộ phận dược lâm sàng chuyên biệt để kịp thời đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe xã hội.

Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị. Ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60,000 tấn các loại dược liệu, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu., Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất về dược liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài là 15%.

Xem thêm: Ngành nào sẽ HOT trong tương lai 5-10 năm tới?

Ước tính đến năm 2025 nước ta sẽ cần khoảng 18.000 dược sĩ làm việc trong các bệnh viện, trung tâm y tế, các công ty dược phẩm - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng… Trở thành dược sĩ cũng vì thế mà trở thành ước mơ của nhiều bạn trẻ.

Doanh thu ngành Dược

Đón đầu xu thế phát triển với tấm bằng Dược sĩ Đại học

Để có thể đón đầu xu thế phát triển Dược học hiện đại, đáp ứng được yêu cầu gắt gao từ xã hội, bạn trẻ khi lựa chọn ngành Dược không chỉ cần trang bị kiến thức. Xu hướng chung của ngành Dược hiện nay là ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới trong nghiên cứu sản xuất dược phẩm. Vì vậy, việc học tập và thực hành trong các phòng thí nghiệm hiện đại với trang thiết bị tiên tiến sẽ giúp sinh viên nhanh chóng làm quen với công nghệ, phát triển kỹ năng chuyên môn. Cơ sở vật chất, điều kiện học tập do đó là tiêu chí không thể bỏ qua khi chọn trường học ngành Dược.

Thời gian tới, ngành Dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên canh đó, với tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty Dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Công ty nước ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động lực phát triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như hiện nay.

Bình luận

Tin liên quan

Đối tác

GIÁ KIỆN LIÊN HỆ 03 5656 8282

Cam kết giá tốt

Chúng tôi cam kết luôn cung cấp các sản phẩm giá tốt nhất trên thị trường cho khách hàng, kèm theo các ưu đãi và khuyến mại thường xuyên

Giao hàng tận nơi

Khách hàng luôn nhận được hàng tại đúng địa điểm và thời gian yêu cầu mà không tốn thời gian quản lý xe hàng, giúp tiết kiệm chi phí và công sức

Hỗ trợ chi tiết

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng hết mình trong mọi khâu của công việc, đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với chất lượng dịch vụ